Category Archives: Chuyên ngành

Thị trường mỹ phẩm: Nội-ngoại đều về với mỹ phẩm thiên nhiên

Tại Việt Nam, hàng loạt sản phẩm thiên nhiên từ các nước cũng đã xuất hiện. Oriflame (Thụy Điển) là một trong những công ty mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên vào Việt Nam khá sớm và khá thành công

Theo Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen, mức chi của người tiêu dùng Việt Nam cho mỹ phẩm bình quân chỉ 4 USD/người/năm, trong khi Thái Lan là 20 USD/người. Tiềm năng này cộng với xu hướng sử dụng mỹ phẩm thiên nhiên đã khiến thị trường mỹ phẩm Việt Nam tiếp tục sôi động khi các nhãn hiệu Kanebo, Ohui, Whoo, The Body Shop, The Faceshop, Shiseido, LOreal, Clarin... đều đã có mặt tại Việt Nam.

P&G chọn bồ kết

Ở nhiều quốc gia châu Âu, cũng như các nước phát triển trên thế giới, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm hữu cơ có mức tăng bình quân trung bình 20%, có nước tăng đến 50% mỗi năm. Nắm bắt được nhu cầu này, các công ty mỹ phẩm trên thế giới cũng đã sản xuất ngày càng nhiều các dòng mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.

Tại Việt Nam, hàng loạt sản phẩm thiên nhiên từ các nước cũng đã xuất hiện. Oriflame (Thụy Điển) là một trong những công ty mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên vào Việt Nam khá sớm và khá thành công với mức tăng trưởng bình quân hằng năm là 18%.

Bà Emma Roches, đồng sáng lập thương hiệu Purité By Prôvence (Pháp), khẳng định: "Tại châu Âu, cũng như Bắc Mỹ, người tiêu dùng không còn chuộng những sản phẩm sử dụng hóa chất tổng hợp. Thay vào đó, họ chọn những sản phẩm sử dụng các loại tinh dầu chiết xuất từ hoa, cây cỏ, quả vốn rất hiệu quả trong việc làm đẹp. Lần đầu tiên vào Việt Nam, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ về nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng. Một thực tế là phụ nữ Việt Nam đều muốn sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ nhiên nhiên như phụ nữ Pháp. Vì vậy, chỉ một thời gian ngắn các sản phẩm từ tinh dầu thiên nhiên đã làm hài lòng người tiêu dùng tại Việt Nam và đạt doanh số tăng trưởng ổn định".

Mặc dù định vị ở phân khúc cao cấp, những thương hiệu mỹ phẩm như LOccitane (Pháp) cũng đã nhanh chóng thu hút người tiêu dùng. Tiếp theo đó, hàng loạt thương hiệu mỹ phẩm của Mỹ, Thụy Sỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản như Kanebo, Ohui, Whoo,The Body Shop, The Faceshop, Sheseido, LOreal, Clarins... cũng đồng loạt tung ra các dòng mỹ phẩm, dầu gội và dầu dưỡng tóc với Vitamin C và E từ thiên nhiên.

Ngay cả các tập đoàn đa quốc gia đang có nhà máy tại Việt Nam như Unilever, Kao, P&G... cũng nhanh chóng tận dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên Việt Nam như bồ kết, chè xanh, dưa leo, nghệ, tảo biển, lô hội, mật ong để tung ra các sản phẩm mới.

Đơn cử, hầu hết các sản phẩm của Unilever đều tận dụng nguồn nguyên liêu thiên nhiên Việt Nam như kem duỡng trắng da Pond's được chiết xuất từ lá chè xanh, dầu gội Sunsilk bồ kết, nhân sâm, hà thủ ô, lô hội, chanh, vỏ bưởi.

Các loại xà phòng thơm sử dụng chiết xuất từ trái bơ, dưa leo, dầu ôliu, dầu hướng dương, và mướp đắng... không những được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng, đạt doanh thu cao, mà còn được Unilever áp dụng thành công ở các nước khác như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan.

Theo ông Nghiêm Xuân Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu Phát triển và Đảm bảo chất lượng Công ty Unilever Việt Nam (Hà Nội): "Nguồn nguyên liệu thiên nhiên được Unilever chiết xuất không chỉ phục vụ cho nhu cầu sản xuất mỹ phẩm trong nước mà còn xuất khẩu một vài loại sang Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan". Tương tự, khi tung ra bộ sản phẩm Pantenne chăm sóc tóc dòng thiên nhiên mang tên Nature Fusion, đại diện P&G cũng tự tin khẳng định: "Người tiêu dùng toàn cầu vẫn thích mua những sản phẩm xanh ,mặc cho kinh tế suy thoái, đơn cử một số thương hiệu làm đẹp tóc của Mỹ như Nexxus và Tresemme của Alberto Culver vẫn đang tăng trưởng và thực tế, Nature Fusion đã bán rất chạy".

Song, theo bà Lê Châu Giang, Phó chủ tịch Hiệp hội Mỹ phẩm Singapore, kiêm Giám đốc Pháp chế của Johnson & Johnson Asia Pacific, khó khăn này vẫn có thể vượt qua nếu có sự hỗ trợ của Chính phủ. Chẳng hạn, nguyên liệu để sản xuất mỹ phẩm cũng chịu thuế cao, trong khi DN Việt Nam còn phải nhập khẩu đến 70%.

Nếu Chính phủ có chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu nguyên liệu, có thể giúp DN cạnh tranh về giá để đến năm 2015, khi ASEAN hướng tới cộng đồng kinh tế chung, thì mỹ phẩm sản xuất ở Việt Nam đã phát triển vững trên thị trường nội địa và đi vào thị trường các nước ASEAN thuận lợi.

Các DN Việt Nam với ưu thế về nguyên liệu, nay đã biết chú trọng đầu tư khâu sản xuất, quảng bá và phân phối sản phẩm nên ngày càng có chỗ đứng trong thị trường trong nước. Đơn cử, các thương hiệu như Nam Dược Hải Long, Thorakao... đã đầu tư các dây chuyền sản xuất hiện đại và áp dụng công nghệ Nanotech nên có giá rẻ hơn hàng nhập.

 

Call Now Button