Category Archives: Làm đẹp

TRỊ HĂM CHO BÉ BẰNG DẦU Ô LIU, MẸ ĐÃ BIẾT CHƯA?

Dầu ô liu từ xưa đến nay luôn được biết đến như là một gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp của mọi gia đình. Ngoài ra, dầu ô liu cũng được các chị em sử dụng để dưỡng da, làm đẹp vì công dụng dưỡng ẩm tuyệt vời của nó. Tuy nhiên, không mấy ai biết được nó cũng có khả năng trị hăm rất tốt cho bé.

1. Hăm là gì?

Như các mẹ cũng đã biết, hăm là một bệnh lý về da, xảy ra tại khu vực da trẻ tiếp xúc với tã, bỉm. Vì vậy, hăm tã còn được biết đến với tên gọi “viêm da do kích ứng với tã”. Hầu hết các bé sơ sinh và các bé nhỏ đang còn trong thời gian quấn tã, mặc bỉm đều bị hăm. Điều này không có gì nguy hiểm đến sức khỏe của bé và cũng rất dễ và nhanh hết. Tuy nhiên, bé bị hăm sẽ cảm thấy khó chịu, và dĩ nhiên nếu kéo dài tình trạng này sẽ biến chứng nguy hiểm.

Không có mô tả.

5 cấp độ hăm ở bé

2. Biểu hiện của bệnh hăm

Các mẹ hãy chú ý, nếu bé có các biểu hiện dưới đây thì có thể bé nhà bạn đã gặp phải tình trạng hăm rồi nhé:

  • Phần da tiếp xúc với tã, bỉm như: mông, bộ phận sinh dục, đùi ửng đỏ lên thành vùng, có kèm theo mùi khai.
  • Vùng da bị đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn sau đó lan dần ra mông rồi tới đùi, đặc biệt là những bé đang bị tiêu chảy.
  • Nếu tình trạng nặng có thể xuất hiện các vết mụn, mủ sưng và gây lở loét trên da.
  • Mỗi lần khi mặc, thay tã hay kì rửa lúc tắm vào vùng da bị hăm thì bé hay quấy khóc, khó chịu.

3. Tại sao các bé lại bị hăm?

Hăm hay còn được gọi là hăm tã, hăm bỉm– ngay cái tên cũng đã nói lên được lí do khiến các bé mặc bệnh hăm, đó là do trẻ quấn tã, đóng bỉm bẩn hoặc ướt trong thời gian dài: các chất bẩn hoặc độ ẩm quá cao sẽ dễ khiến da trẻ bị kích ứng hoặc vi khuẩn, vi nấm phát triển. Ngoài ra, khi trẻ quấn tã, mặc bỉm trong thời gian dài, da trẻ bị “bí”, không được “hô hấp” và dẫn đến những vấn đề về da. Tã bẩn do những yếu tố sau:

  • Nước tiểu: bản chất nước tiểu là vô khuẩn, tuy nhiên khi tiếp xúc lâu với da các vi khuẩn trên da sẽ phân hủy chất trong nước tiểu thành chất có hại, gây kích ứng da bé.
  • Phân: trong phân bé chứa nhiều chất có thể gây kích da như vi khuẩn E. coli hay các enzyme.

Không có mô tả.

Đóng bỉm trong thời gian dài khiến bé bị hăm

Một số yếu tố khác như mồ hôi, nhiệt độ và độ ẩm cao khi bé mặc tã trong thời gian dài cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã. Ngoài ra bé cũng có thể bị hăm tã do các hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải có thể gây ảnh hưởng đến làn da của bé.

4. Một số sai lầm khi chăm bé bị hăm tã

Thói quen mặc tã của các bà mẹ

Không có mô tả.

Quấn bỉm cho bé quá chặt

Nhiều mẹ có thói quen khi tắm cho bé xong thường chỉ lau qua qua cho bé, không lau khô hẳn đã quấn tã, mặc bỉm. Khi quấn thường quấn chặt, sợ bé hoạt động sẽ bị rơi hoặc để rất lâu mới thay cho bé vì thấy tã chưa bẩn. Tất cả những thói quen đó đều khiến bé dễ bị hăm.

Phấn rôm

Nhiều người vẫn nghĩ rằng phấn rôm có tác dụng phòng ngừa và điều trị hăm tã cho bé. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng thực chất phấn rôm lại càng dễ làm bít tắc lỗ chân lông hơn, làm nặng thêm tình trạng hăm ở bé. Đặc biệt khi những hạt phấn nhỏ li ti gặp nước tiểu hoặc mồ hôi thì rất dễ vón cục khiến da trẻ càng bí bách hơn.

Tiêu chảy

Một lý do mà các mẹ không ngờ đến là khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài, vì rất khó để các mẹ phát hiện do vị trí ở quanh hậu môn. Biểu hiện của vùng da hậu môn khi đã bị hăm là thường có màu đỏ tươi, nếu để lâu chuyển thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu thậm chí đóng mủ.

5. Sử dụng dầu ô liu điều trị hăm tã

Khi con bị hăm, các mẹ loay hoay không biết nên dùng thuốc gì để điều trị cho bé, vừa an toàn lại hiệu quả? Dầu ô liu ngoài có thể chế biến được nhiều món ngon, dưỡng da cho các mẹ thì còn có công dụng trị hăm tuyệt vời. Còn chần chờ gì nữa, các mẹ hãy vào tủ bếp nhà mình, lấy ra chai dầu ô liu và tiến hành những bước sau để trị hăm cho bé nhé!
Bước 1: Tắm cho bé (Ưu tiên sử dụng nước tắm thảo dược từ thiên nhiên, như Sữa tắm Revolu Baby)

Tắm cho bé bằng sữa tắm thảo dược Revolu Baby

Bước 2: Chuẩn bị một một hỗn hợp gồm dầu ô liu và nước được pha theo tỷ lệ 1:1. Tùy vào bé bị nhiều hay ít thì pha nhiều hoặc ít, sao cho đủ để thoa một lớp mỏng lên khắp vùng da bị hăm.

Bước 3: Thoa hỗn hợp dầu ô liu đã chuẩn bị lên vùng da bị hăm của bé để làm lành nhanh vùng da bị tổn thương, tạo ra một lớp màng bảo vệ cho da bé tránh nhiễm khuẩn.

Chỉ với dầu ô liu có sẵn trong bếp, qua vài bước cơ bản là các mẹ đã có ngay một phương pháp trị hăm đơn giản mà vô cùng hiệu quả cho bé yêu rồi. Chúc các mẹ thành công với phương pháp này, bé yêu chóng khỏi bệnh và mạnh khỏe!

 

Call Now Button